๑๑۩۞۩๑๑.:: wWw.11a12phuongson.Tk vô đối ๑๑۩۞۩๑๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


๑๑۩۞۩๑๑.::Diễn Đàn 11a12 THPT phương Sơn๑๑۩۞۩๑๑
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 để thi tốt lịch sử

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Tổng Giám Đốc
Tổng Giám Đốc
Admin


Join date : 22/03/2010
Age : 31
Đến từ : phố thiện-bảo sơn -lục nam- bắc giang

để thi tốt lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: để thi tốt lịch sử   để thi tốt lịch sử I_icon_minitimeMon Mar 22, 2010 3:37 pm

* Mấy điểm cần lưu ý về kĩ năng làm bài
1- Phân tích câu hỏi trong đề thi

Phải đọc hết và hiểu chính xác từng chữ trong câu hỏi. Trong đề thi, một câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là “thừa”. Đọc kĩ câu hỏi để xác định thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi (trình bày, so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá...)

2- Phân bố thời gian cho hợp lí. Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời gian, mỗi điểm khoảng 15 phút là phù hợp.

3- Lập dàn ý

Hãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý chính và trình tự của các ý. Sau đó hãy “mở bài”, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về “mở bài”. Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào, và nên mở bài trực tiếp, ngắn gọn. Sau khi viết hết nội dung, khắc sẽ biết kết luận. Đừng nghĩ trước kết luận, và cũng chỉ nên kết luận thật ngắn gọn.

Về hình thức, không phải ai cũng viết được chữ đẹp, câu hay, nhưng hãy cố gắng viết cho rõ ràng, đúng câu, đúng chính tả, đừng dùng từ sáo rỗng, dài dòng, đừng viết tắt. Hãy luôn nhớ: Đúng, đủ, rõ ràng, thế là đã tốt; lời văn giản dị, thế đã là hay.

* Những lỗi cần tránh
1- Lạc đề, thừa hoặc thiếu kiến thức cơ bản. Đây là lỗi khá phổ biến. Ví dụ, khi trả lời câu hỏi: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 20 của thế kỷ XX, đã có những trường hợp sai như sau: (1)Trình bày lại hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920 (lạc đề, sai kiến thức cơ bản, vì không xác định đúng thờì gian; (2) chỉ trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp và Liên Xô từ năm 1920 đến năm 1924 (sót kiến thức cơ bản, thiếu các sự kiện trong những năm 1924-1929); (3) Trình bày cả những sự không cần thiết từ năm 1917 đến năm 1919 (thừa).

Cũng có khi đề thi yêu cầu “giải thích” hoặc “phân tích”, nhưng bài làm chỉ “trình bày”.

Để khắc phục tình trạng trên, cần đọc kĩ đề thi, xác định rõ yêu cầu của đề và chuẩn bị dàn ý sơ lược trước khi viết bài.

2- Lẫn lộn sự kiện giữa các thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau. Có thí sinh viết: “Một trong những điều kiện bùng nổ của phong trào cách mạng Việt Nam năm 1930 là có sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch” (Lúc đó chưa có Chính phủ, Hồ Chí Minh chưa làm chủ tịch). Hoặc là: “Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đưa Cách mạng Tháng Tám đến thành công”. “Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam” (năm 1951 Đảng mới có tên này).

Nguyên nhân chính là thiếu sự tỉnh táo, hoặc mất bình tĩnh, không suy xét trước khi viết. Cũng có khi do thói quen chủ quan, dẫn tới sai một cách vô thức.

3- Mặc định cái sau phải hoàn thiện hơn cái trước. Có thí sinh viết: Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã “phát triển và hoàn chỉnh” so với Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Hội nghị thành lập Đảng thông qua (đúng ra phải viết là “có hạn chế”). Nguyên nhân của lỗi này là chưa hiểu bài.

4- Ngoài ra, trong các bài làm, thí sinh thường hay mắc lỗi diễn đạt, viết sai chính tả, sai ngữ pháp. Nguyên nhân chính là do thiếu sự rèn luyện trong quá trình học.

* Lưu ý riêng đối với các thí sinh tự do (đã học theo chương trình cũ)
Năm học 2008-2009, SGK lịch sử THPT đã thay xong, là cơ sở để dạy học và kiểm tra đánh giá. SGK mới không chỉ dừng ở mốc thời gian năm 1991, mà kéo dài tới năm 2000, với nội dung lịch sử tương ứng.

Nội dung, cấu trúc các chương, bài, sự kiện, câu hỏi ôn tập sau mỗi mục, bài trong sách mới cũng có những điểm khác với sách cũ.

Thí sinh tự do cần đọc SGK mới để cập nhật kiến thức. Nếu có điều chưa rõ, nên gặp các thấy, cô giáo để được giúp đỡ thêm.

Cuối cùng, đề thi chỉ là cái cân để ta kiểm tra kiến thức của mình. Hãy lo học, mà đừng lo thi. Mục đích học tập của chúng ta là để có kiến thức. Quyền lợi lớn nhất của người học là có nhiều kiến thức. Ham học sẽ thành công.
Về Đầu Trang Go down
http://11a12phuongson.tk
 
để thi tốt lịch sử
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cách học tốt môn Lịch Sử và làm bài đạt kết quả cao

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑๑۩۞۩๑๑.:: wWw.11a12phuongson.Tk vô đối ๑๑۩۞۩๑๑ :: Diễn Đàn :: Góc Học Tập :: Lịch Sử-
Chuyển đến